Hướng dẫn phương pháp phòng ngừa đột quỵ theo cách người Nhật

18/12/2020 09:14

Tổ chức Y tế Thế giới nhiều lần đánh giá sức khỏe 183 quốc gia khắp thế giới, trong đó, Nhật Bản được ca ngợi sống lâu, sống khỏe. Tuổi thọ luôn xếp hạng nhất. Còn so tỷ lệ tử vong, người Nhật luôn đứng cuối bảng, thứ 160 về đột quỵ, thứ 181 về bệnh mạch vành…

Trong những năm gần đây, đột quỵ không còn ở vị trí thứ 3 mà đang soán ngôi bệnh ung thư, song hành cùng nhồi máu cơ tim trở thành nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu thế giới. Do đó, đột quỵ dần được quan tâm nhiều hơn và ngày càng có nhiều bệnh viện trên thế giới, không chỉ riêng nước ta có khả năng chẩn đoán và xử lý sớm đột quỵ” - TS.BS Trần Chí Cường cho biết.

Ảnh minh họa nguồn Internet

Nước Nhật tầm soát đột quỵ và sức khỏe tốt hàng đầu so với các nước trên thế giới nên đó là lý do, đất nước này có tuổi thọ cao nhất thế giới nhưng số người bị đột quỵ rất thấp.

Theo TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc bệnh viện SIS Cần Thơ: Có 2 nhóm đối tượng dễ bị đột quỵ. Nhóm không thể can thiệp được bao gồm: Người cao tuổi, nam giới, người có tiền sử đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua. Nhóm có thể can thiệp gồm người mắc các bệnh: Huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu cao… Trong đó, nhóm người cao huyết áp chính là đối tượng bị đột quỵ nhiều hơn cả. Nguy cơ đột quỵ ở những người này cao gấp 2-4 lần so với người bình thường.

Một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ là tuổi tác. Với quốc gia có mức tuổi thọ trung bình càng cao thì tỷ lệ đột quỵ sẽ càng gia tăng tỷ lệ thuận. Nhưng việc gia tăng này không đáng ngại bằng sự gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ. Điều này đặc biệt thể hiện rõ nhất ở các quốc gia đang phát triển. Ở những nước phát triển thì đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi, có yếu tố nguy cơ cao liên quan đến tuổi tác. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì tình trạng đột quỵ ngày càng nghiêm trọng trên người trẻ.

Ảnh minh họa nguồn Internet

Chúng ta chỉ cần sống lành mạnh thì đã góp phần giảm nguy cơ đột quỵ rồi, chứ không phải dùng thực phẩm bổ sung rồi sinh hoạt thiếu khoa học, lành mạnh thì đương nhiên sẽ không tốt và cũng không có bí quyết nào để ngừa được đột quỵ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phần lớn là do tác động bên ngoài như lối sống, sinh hoạt, rượu bia, hút thuốc , thừa cân, béo phì, mỡ máu cao, xã hội áp lực… Đơn cử như ở nước ta, thuốc lá và rượu bia là 2 tác nhân hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và làm gia tăng tình trạng đột quỵ ở người trẻ. Mặc dù chúng ta đã biết đến các yếu tố nguy cơ nhưng việc phòng tránh chưa đạt hiệu quả cao.

Để ngừa đột quỵ, nhiều người đã chọn sản phẩm chứa nattokinase – một enzyme có nguồn gốc từ đậu tương lên men theo cách của người Nhật. Khi đi vào cơ thể, enzyme này có khả năng phân hủy fibrin (sợi huyết – yếu tố gây đông máu, ngăn cản quá trình lưu thông máu lên não), từ đó giúp máu di chuyển dễ dàng hơn trong lòng mạch, giảm áp lực lên thành mạch, dẫn tới điều chỉnh huyết áp về mức ổn định.

Cơ thể chúng ta cũng có thể tự sản sinh một enzyme có khả năng phân hủy fibrin, đó là plasmin. Tuy nhiên, “lực” của nattokinase mạnh gấp 4 lần so với plasmin, hơn nữa còn có thể kích thích cơ thể sản sinh plasmin để phân hủy fibrin.

Cũng theo chia sẻ của TS.BS Trần Chí Cường: Một số yếu tố nguy hiểm không kém là mỡ máu cao, thừa cân, béo phì, hút thuốc, rượu bia nhiều... Nếu chúng ta chỉ chú ý đến mỡ máu cao mà quên mất việc kiêng cữ, kiểm soát bệnh... thì việc phòng tránh mỡ máu là vô nghĩa trong bức tranh phòng ngừa đột quỵ.

Hiện, vấn đề đáng lo ngại mà theo BS Cường làtrong lứa tuổi học đường, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì đang rất báo động. Các bậc phụ huynh nên chú ý hơn nữa đến câu chuyện này. Bởi khi cơ thể trẻ thừa cân, béo phì và không tìm ra giải pháp thì tiếp theo sau đó sẽ là một chuỗi các bệnh lý, dẫn đến các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao và mốc đến cuối cùng là đột quỵ.

Ảnh minh họa nguồn Internet

Nhật Bản không chỉ là "cái nôi" đầu tiên trên thế giới tìm ra Nattokinase phòng đột quỵ, mà còn tạo nên loại Nattokinase chất lượng tốt làm "thước đo" cho các quốc gia khác. Hiện, Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) đang quản lý 90% nguyên liệu Nattokinase cho thế giới và cấp chứng nhận chất lượng tiêu chuẩn cho 13 quốc gia khác.

Gia đình và người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm “khắc tinh” của mỡ máu là chất xơ, gạo đỏ lên men (Red Rice)... Trong khi, “sát thủ” ngăn chặn cục máu đông từ trong trứng nước là đỗ tương lên men (natto), chứa enzym nattokinase hỗ trợ làm tan sợi tơ huyết vón cục mạnh gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh của cơ thể…

Tại nước ta, đã có thực phẩm bổ sung bộ đôi gạo đỏ lên men (Red Rice), nattokinase enzym hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA phân phối chính ngạch tại các nhà thuốc lớn và uy tín toàn quốc.

Kim Thu
Nguồn https://suckhoedoisong.vn/huong-dan-phuong-phap-phong-ngua-dot-quy-theo-cach-nguoi-nhat-n184248.#html

Bạn đang đọc bài viết "Hướng dẫn phương pháp phòng ngừa đột quỵ theo cách người Nhật" tại chuyên mục Y Tế - Sức Khỏe.

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://propr.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.